Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012


Sắp tới ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/10, xin trích bài này để mọi nguời hiểu thêm về ý nghĩa của ngày trọng đại này.

 Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".



Viết tặng  cô chủ nhiệm lớp 4 ! 

  


Đã bao năm con chẳng được gặp cô
Con chuyển đi vào vùng quê xa mới
Cô ở quê nhà có luôn mạnh khỏe?
Con lúc nào cũng nhớ về cô

Nhớ lời cô trìu mến dịu dàng
Như cô tấm thảo hiền trong cổ tích
Cô ân cần vất vả sớm hôm
Mong chúng con thành con ngoan trò giỏi

Từng nét chữ,những vần thơ cô dạy
Lẽ sống làm người luôn nhắc nhở chúng con
Chẳng quản gian nan dẫn chúng con từng bước
Chở những chuyến đò tri thức đến tương lai

Với chúng con cô như một vì sao
Soi sáng đường con đi mãi mãi
Con ước mong có một lần gặp lại
Được bên cô vui sướng biết bao

Ước mơ ơi ,bao giờ có thật
Biết bao giờ tìm được tuổi ấu thơ
Cô giáo con,con rất tự hào
Chữ nghĩa tình con xin ghi khắc


RƯỢU ĐỘC

Rượu quê, càng bốc... càng độc

Sau quá trình dài điều tra quá trình sản xuất, phù phép, vận chuyển đi nơi khác bán buôn bán lẻ “rượu cồn” ấy, tôi chỉ còn biết chua xót kêu lên: Không tưởng tượng nổi!

Sự tàn ác của những kẻ sản xuất hàng hóa độc hại để cho đồng loại… nhâm nhi uống trực tiếp vào miệng thì đã đành. Cái đáng sợ hơn là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của lực lượng hữu quan trong việc để “làng rượu” chế ra hàng nghìn lít mỗi ngày kia nghênh ngang “tồn tại và phát triển” suốt 15 năm qua.
"Rượu lạ" tác yêu tác quái

Cuối tháng 10.2012, bây giờ chưa phải mùa yến ẩm tiệc tùng tết nhất, nên làng rượu Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh không đến mức quá sôi động. Nơi đây được mệnh danh là những "pháo đài rượu rởm".

Cả làng có một trục đường chính bị phá vỡ tơi bời bởi những chiếc xe chở cồn về rồi pha nước lã biến nó thành rượu mang đi bán khắp muôn phương. Cao điểm, một ngày cả nghìn lít rượu được khênh ra khỏi làng. Theo ông Nguyễn Văn Lai - nguyên Bí thư Đảng ủy xã, một nghệ nhân từng được giải nhì cuộc thi nấu rượu truyền thống toàn quốc năm 2010 - thì: Suốt 15 năm qua, làng Đại Lâm phải "đổ" ra thị trường, đổ vào mồm ẩm khách "hàng... tỉ lít rượu" rồi. Nó là thứ rượu gì? Rượu gì mà khi chế biến, làng không cần nổi lửa, không cần vòi muỗng hay men lá, men Bắc, gạo sắn gì cả? Rượu cồn! Nó được pha từ cồn trôi nổi.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tôn nói chắc nịch: Nó "là cồn công nghiệp"! Chúng tôi hóa trang thành chủ hệ thống nhà hàng ở Hà Nội lên đặt rượu rẻ về bán kiếm lời, một bà chị pha rượu cồn cho biết: Nếu bán buôn, chỉ 7.000 đồng/lít rượu. Nó rẻ hơn cả một lít nước... đóng chai. Mua bao nhiêu cũng có. Cứ gọi điện chị sẽ cho xe tải mang về. Thích rượu bao nhiêu độ thì pha nhiều hay ít nước vào cồn, thế là xong, càng nhiều nước rượu càng nhạt. Rượu cồn bóp chết làng rượu sắn, rượu gạo truyền thống, đã nức tiếng, phát tài phát lộc từ thời thuộc Pháp ở Đại Lâm.
Ống tre có nhiệt kế đo độ rượu sau khi pha.
“Làm sao những người nấu rượu tử tế bằng nếp cái hoa vàng như chúng tôi “trụ” được với rượu cồn hả chú. Họ bán nước lã thu tiền triệu mỗi ngày” - ông Nguyễn Văn Viễn, ngoài 70 tuổi thở dài. Tất cả những người chúng tôi phỏng vấn ở cái làng từng có 600 hộ nấu rượu nuôi lợn đó đều chung một cảm giác căm thù bọn “rượu cồn”. Làng quê nháo nhác, thanh niên mất nghề bỏ đi kiếm ăn xa, làng chỉ còn vài người lọm khọm ở lại tiếc cho cái nghề thanh tao trưng cất “Đại Lâm mỹ tửu”.

Những ngày lăn lộn mọi ngõ ngách ở Tam Đa, chúng tôi đã quay phim, chụp ảnh được hầu như toàn bộ công đoạn ma mãnh của các đại lý “rượu độc”. Công thức hết sức đơn giản: Cồn mang về bằng xe tải, ném các phuy khổng lồ xanh lè xuống đường làng. Cứ thế cắm tuyô: Hút cồn ra; cắm tuyô nữa: Bơm nước lã vào. Máy hút nước từ bể, từ vòi chạy ào ào.

Năm ngoái, máy bơm Trung Quốc chạy hết công suất, máy nóng quá, cồn 90 độ bị tia lửa điện “đánh”, cháy đùng đùng, con trai chủ nhà phải nhập Viện Bỏng quốc gia. Một phuy cồn 300 lít, hút 200 lít ra, đổ bù 200 lít nước lã vào. Trộn hóa chất hương liệu nữa, thế là có phuy rượu 300 lít đi bán khắp cả nước. Vì là cồn trộn nước khuấy đều, nên 1.000 chén rượu cồn uống như nhau cả... nghìn chén.

Một tài xế người địa phương chuyên chở rượu từ Đại Lâm về Hà Nội, đi Thanh Hóa, Huế... bán buôn, tiết lộ: Ở khu Cầu Tó, Thanh Trì, Hà Nội có một cái làng sản xuất và bán buôn miến dong. Tôi từng nhiều năm chở rượu Đại Lâm đến đó đổ buôn. Từ đây, rượu cồn được pha thêm nước lã, phù phép thành rượu nếp bằng cách nấu cơm nếp nghiền ra, đổ ít đường hóa học cho ngòn ngọt trộn cả vào. Nếu cần rượu nếp cẩm thì nấu cơm nếp cẩm nhét vào.

Đặc biệt, rượu Hương Cốm đang thịnh hành, ta ra chỗ chợ hóa chất, mua chai nước trong vắt, nhỏ vào rượu cồn vài giọt là “hương cốm mới” sẽ sực nức các cuộc nhậu túy lúy. Rượu thuốc, rượu dân tộc, nhớ bỏ thêm ít thuốc bổ phế kèm theo vài cái lá lẩu, cốt chính vẫn là rượu cồn hết.

Ẩm khách phải "giãy đành đạch" thì mới… sợ?

Trong vai một ông chủ khu ăn chơi cần “suối” rượu rẻ tiền thu bộn lãi, các “đại lý” buôn rượu ở Thanh Trì đã tiết lộ đủ thứ mánh khóe trước ống kính ngụy trang của chúng tôi. Mẫu rượu được thu về, gửi đến Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế. Ngày 5.10.2012, TS Lê Thị Hồng Hảo - Phó Viện trưởng viện này - đã ký (đóng dấu) vào kết quả kiểm nghiệm.

Đem tài liệu này đến gặp TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội - sau khi nghiên cứu văn bản, vị TS này cho biết: Mẫu rượu không đạt chất lượng để uống. Bởi lượng methanol và aldehyd như kết quả kiểm nghiệm cho thấy là rất cao, có thể gây tử vong, mù mắt...

Khi làm việc với chính quyền xã, đặc biệt là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi chỉ nhận được những lời bất lực hoặc... ngụy biện đến ngỡ ngàng. Ông Tôn - Chủ tịch UBND xã Tam Đa - bảo: “Họ cứ “pha rượu cồn”, chúng tôi nhắc thì họ bảo, ông A làm được, thì ông B cũng làm chứ. Nhà nước chả có văn bản nào cấm pha nước lã với cồn công nghiệp để làm rượu cả. Chúng tôi căn cứ vào đâu để dẹp họ?”.

Ông Nguyễn Trọng Hùng - Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Bắc Ninh - thì một mực khẳng định: “Rượu kia bán ở Đại Lâm chỉ có 5.000 đồng/lít, nhưng nó đảm bảo”. Cồn ấy là cồn thực phẩm, được phép pha thành rượu bán, nước ấy là nước máy, mà nước máy ở Bắc Ninh này thì đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp luôn”.
Đường làng tràn ngập phuy rượu và cồn khổng lồ.
Khi được hỏi, các ông đã lấy mẫu cồn, mẫu rượu cồn đó đi xét nghiệm chưa, thì ông này thật thà thú nhận là “chưa”. Khi hỏi, căn cứ vào đâu ông biết cồn ở Đại Lâm là cồn thực phẩm tinh khiết - ông Hùng vẫn... tự tin: “Vì tôi nghe người nấu rượu người ta nói nhỏ vào tai tôi là như vậy. Vả lại nếu pha cồn công nghiệp độc hại thì người uống chết ngay, biết ngay, đằng này 15 năm không có ai... chết cả” (!?). Chao ôi, chắc phải đợi khách uống xong giãy đành đạch thì mới là rượu độc!

Sau khi có mẫu xét nghiệm mẫu như đã kể, chúng tôi đem băng ghi âm cuộc phỏng vấn chính thức ông Tôn, ông Hùng ở trụ sở của các vị ấy về gặp TS Nguyễn Duy Thịnh và TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Hai ông này kêu trời, một ông còn thở dài, “anh nào nói thế là chả hiểu quái gì”. Nước máy ở Bắc Ninh không bao giờ là thứ có thể pha vào cồn làm rượu uống luôn. Pha cồn công nghiệp để uống thì đúng là cực kỳ nguy hiểm. “Cơ quan chức năng ở đâu? Xã không giải quyết được thì phải báo cáo cấp trên ngay chứ...” - ông Duệ tâm huyết nói.

Ông Thịnh còn chi ly: Giá cồn thực phẩm tinh khiết để pha thành rượu được, bây giờ khoảng 80.000-100.000 đồng/lít. Nếu công thức ở Đại Lâm được thực thi (giả dụ thay nước lã bằng nước tinh khiết) thì một lít cồn sẽ pha được 3 lít rượu, chưa “ăn lãi” thì rượu đó tối thiểu cũng có giá hơn 30.000 đồng/lít. Rượu pha từ cồn bán 5.000 đồng/lít như ông Hùng nói thì nhất định là làm bằng cồn công nghiệp. “Cồn đó để pha vào xăng bán nhằm tăng thể tích, thì rõ ràng nó phải rẻ hơn xăng - hơn 20.000đồng/lít” - ông Thịnh nhấn mạnh. Vả lại, hầu hết cồn của các nhà máy mía đường là cồn công nghiệp, đúng như chủ đại lý rượu và cán bộ xã tiết lộ.

Một “làng rượu cồn” tồn tại đã 15 năm, nhiều triệu lít “rượu độc” được đổ vào mồm người uống khắp cả nước, nhưng tại sao không ai kiểm nghiệm hay ngăn cấm pha cồn trôi nổi với nước lã một cách “quái dị” này? Có lẽ, nếu họ pha lá ngón, thuốc trừ sâu vào nước đem bán, làm kiểu gì thì làm, đi bán ở đâu thì bán, mạnh ai nấy bán, dại ai đấy uống: Cứ “sống chết mặc bay” thế ư?
(Theo Lao động)


LÀM ĐẬU PHỤ BẰNG THẠCH CAO

Công nghệ kinh hoàng: Làm đậu phụ bằng... thạch cao

H. khoắng tan 3 thìa bột trắng mịn như xi măng trong ca nước rồi đổ vào thùng nước đậu còn nóng hổi. Bột này có thể mua thoải mái ở các cửa hàng vật liệu xây dựng với giá 60.000 đồng/bao 40 kg.
Dùng tay hòa tan thạch cao với nước

Tiếp cận một "công nghệ điển hình"

Từ lâu đã có tin đồn về việc các cơ sở chế biến đậu phụ (đậu hũ) bỏ thạch cao vào để tăng độ đông kết, trọng lượng đậu thành phẩm. Nhưng khi đến học việc tại cơ sở sản xuất đậu hũ ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM để học nghề, mới có thể tận mắt chứng kiến.
Đó là một căn nhà cấp 4 xập xệ, phía trước được dùng làm nhà ở, phía sau ngăn ra khoảng 30 mét vuông để làm "phân xưởng" sản xuất. Xưởng có một máy xay, hai lò nấu, một giàn khung ép đậu, một bể nhỏ dự trữ nước và hơn chục thùng, xô, chậu lớn nhỏ bày tứ tung trên nền xi măng ướt, rêu mốc loang lổ. Gian phòng ngập ngụa mùi chua nồng, hôi hám của xác bã đậu để lâu lên men, của nền nhà ẩm ướt lẫn với mùi chuồng heo cách đó không xa...
Khi chúng tôi đến, vợ H. đang ép những khuôn đậu hũ của mẻ đầu tiên, còn H. lui cui xúc từng rổ đậu đã ngâm sẵn bỏ vào máy xay mẻ thứ hai. Chưa đầy 10 phút sau, khoảng 10 kg đậu hạt đã biến thành một thùng nước cốt đậu trắng nõn nà. H. lấy chiếc xô nhỏ múc nước đậu mới xay đổ vào vạc đặt sẵn trên lò lửa đỏ rực.
Thêm hơn chục phút nữa, vạc nước đậu sôi lên ùng ục. Từng ca nước đậu lại được múc đổ vào chính chiếc thùng lúc nãy đựng nước đậu sống mà chẳng cần rửa, trong đó có để sẵn miếng vải xô đã ngả màu cháo lòng để lọc bã. Khi đổ đầy thùng, H. túm bốn góc miếng vải kéo lên, lắc vài cái rồi ném cả miếng vải bọc bã vào chiếc thùng đầy bã đậu cũ gần đó. Trong lúc thùng nước đậu còn nóng hổi, H. lấy ca nhựa đến bên chiếc thùng ở góc xưởng, múc từ đây 3 thìa bột trắng mịn như xi măng trắng cho vào ca, đổ đầy nước, dùng tay hòa tan rồi đổ thẳng vào thùng nước đậu.
Tiếp đó, anh ta lấy thìa nhôm dài đảo đều thùng nước đậu lên. Thật kỳ lạ, chỉ vài phút sau, cả thùng nước đậu bốc hơi nghi ngút từ từ đông đặc lại thành... cốt đậu. Rồi cứ thế, cốt đậu được múc lên những dãy khuôn chờ sẵn để ép thành những miếng đậu...
Phụ gia mua từ cửa hàng... vật liệu xây dựng!
Thứ bột trắng mịn như xi mắng trắng được H. cho biết là thạch cao. "Theo cách làm dân gian, đậu sau khi xay và nấu phải cho nước chua vào để tạo độ đông kết. Nhưng dùng nước chua thì độ đông kết thấp, khi ép sẽ rất hao. Thay nước chua bằng thạch cao, độ đông kết vừa cao vừa nhanh, khi ép rất ít hao mà đậu thành phẩm lại rắn, lợi nhuận gấp 2-3 lần dùng nước chua mà người tiêu dùng lại rất thích!" H. "bật mí".
Hằng ngày, vợ chồng H. sản xuất từ 19 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau, được khoảng 10 mẻ đậu, mỗi mẻ xay 10 kg đậu hạt và sử dụng khoảng trên dưới nửa ký thạch cao. Loại thạch cao này do Công ty N.H sản xuất, H. cho biết có thể tìm mua ở các cửa hàng vật liệu xây dựng với giá 60.000 đồng/bao 40 kg.
Múc nước cốt đậu vào khuôn ép

"Có phải loại thạch cao để dùng nặn tượng không?" - chúng tôi hỏi. "Em cũng chẳng biết. Chỉ biết có hai loại thạch cao, một loại bột to, một loại mịn. Làm đậu thì mua loại mịn về làm, đông nhanh mà ăn không sạn". Như hiểu được nỗi băn khoăn của chúng tôi, H. cười: "Em làm đậu 5-6 năm nay, bán ra mấy chợ trong thành phố mà thấy người ta ăn có ai chết đâu. Mà ở thành phố này đâu phải có mỗi cơ sở của em dùng thạch cao làm đậu hũ?".
Đem chuyện thạch cao bỏ vào đậu hũ kể cho một chủ cơ sở ở P.Hiệp Thành, Q.12, nghe thì ông này khẳng định đó là "chuyện nhỏ". K. - một chủ cơ sở sản xuất đậu hũ ở Thủ Đức, cho biết anh ta cũng dùng thạch cao để sản xuất đậu hũ từ mấy năm nay. "Tôi học được bí quyết này từ một cơ sở trong Chợ Lớn. Lúc đầu không biết, lại tham pha nhiều nên nếm đậu cứ thấy tê cả lưỡi. Giờ thì tốt rồi. Mỗi ngày tôi làm 1 tạ rưỡi đậu, đem giao cho các bếp ăn tập thể của các xí nghiệp, trừ hết chi phí cũng còn lời khoảng 500 ngàn đồng".
Không chỉ dùng thạch cao để tăng lợi nhuận, D. quê ở Bắc Giang, một chuyên gia sống bằng nghề bán "công nghệ" làm đậu hũ cho một số gia đình từ miền Bắc vào, cho biết để tận dụng cả bọt đậu (nước đậu khi nấu lên thường có nhiều bọt, nếu hớt đổ đi sẽ rất hao), một số cơ sở còn dùng hóa chất khử bọt.
"Loại hóa chất này sền sệt như mỡ heo, mua ở chợ Kim Biên giá chỉ 12-15 ngàn đồng/lít dùng cho cả tấn đậu. Trong lúc đang nấu, chỉ cần bỏ vài giọt hóa chất này pha loãng với nước rồi đổ vào là cả vạc đậu không có chút bọt nào" - D. giải thích. Cũng theo D., dùng thạch cao thì đậu sẽ bớt béo, vì thế một số cơ sở còn sáng chế cách bỏ bột béo vào trong đậu để đánh lừa cảm giác người tiêu dùng...

Thạch cao: Nung nóng... là hết độc hại?
Để tìm hiểu thêm về thạch cao làm đậu hũ, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với Công ty N.H theo chỉ dẫn. Một người nữ xưng là nhân viên Công ty N.H cho biết công ty không sản xuất thạch cao dùng trong thực phẩm, chỉ sản xuất thạch cao dùng cho công nghiệp. Tuy nhiên, ông H. - Giám đốc Công ty N.H lại khẳng định chắc nịch là N.H vẫn thường bán thạch cao làm đậu hũ với giá đến các đại lý là 1.450 đồng/kg.
Khi được hỏi loại thạch cao này được cho phép dùng trong thực phẩm không thì ông H. "ậm ừ" rồi giải thích: "Nói chung về mặt kiểm nghiệm thì nguồn thạch cao từ xưa đến nay cũng chưa cho đưa vào danh mục để kiểm nghiệm trong thực phẩm, rất là khó. Nhưng mà tụi tui sản xuất bán cho trong thực phẩm thì tụi tui vẫn bán. Tại vì nó nung ở nồng độ cao mấy ngàn độ thì nó cũng đảm bảo vệ sinh lắm, không có gì mà ảnh hưởng (?). Tất cả các đậu hũ làm trên thị trường đều phải có thạch cao hết. Vì thạch cao làm chất xúc tác cho đậu hũ đông đặc. Cả các loại bánh kẹo, mứt cũng phải dùng thạch cao vì không có thạch cao nó đâu đông đặc được" (!).
(Theo Thanh Niên)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Để mua được những miếng đậu an toàn, các bạn hãy tham khảo những thông tin sau nhé!
>> Tự làm kẹo sô cô la tại nhà
>> Mua thịt ngan về đổi món

Vì lợi nhuận một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu phụ. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt đậu phụ có thạch cao hay không?
Đậu phụ là món ăn dân dã và lành tính, được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Từ đậu phụ người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Về giá trị dinh dưỡng, đậu phụ là thực phẩm giàu protein, Trong 100g đậu phụ, hàm lượng protein chiếm khoảng hơn 34%. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khá tốt cho cơ thể, đặc biệt loại thực phẩm này còn hỗ trợ cho việc phòng và điều trị một số bệnh như: bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, sản phẩm này cũng đang có những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu trong quá trình sản xuất. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Thông thường, một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại (Ảnh minh họa)
Nhiều người đã tìm đến siêu thị để chọn mua loại đậu có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, chất lượng đảm bảo. Tại siêu thị thường bán 2 loại đậu phụ thường và đậu phụ non. Tuy nhiên, nhiều người cũng không thật tin tưởng và làm thế nào để nhận biết đậu phụ có thạch cao hay không? Lời khuyên sau đây của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm.
Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, nếu ăn phải đậu phụ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như đậu phụ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.
Thông thường, một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều đậu phụ tươi bình thường.
Tuy là món ăn ngon, nhưng đậu phụ thường là món ăn khó để được lâu, dễ hỏng. Dưới đây là một số bí quyết để bảo quản đậu phụ được lâu:
- Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.
- Đối với những đậu phụ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua đậu phụ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.
- Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 - 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.

>> món
>> Theo Thùy Minh (VnMedia)

NHÂN NGÀY 20/10

Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
Xin gửi lời chúc đến tất cả các chị em phụ nữ lời chúc tốt đẹp nhất.
_ Chúc tất cả các chị em luôn mạnh khỏe,trẻ trung, xinh đẹp,tràn đầy hạnh phúc bên gia đình và bạn bè
_Chúc tất cả luôn thành công trong cuộc sống và luôn luôn mang những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam ,để xứng đáng với tám chữ vàng mà bác hồ kính yêu của chúng ta dành tặng.
 Anh hùng,bất khuất,trung hậu ,đảm đang.
_Chúc chị em luôn là bông hoa thơm trong vườn hoa ngát hương !

Các vị thuốc hay từ hoa

( 3:27 PM | 01/11/2009 )
Hoa ngoài tác dụng làm đẹp cho không gian sống, là phương tiện để bày tỏ cảm xúc của con người, chúng còn công dụng chữa hay hạn chế một số bệnh thông thường. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những loài hoa rất sẵn trong tự nhiên và hiệu quả của chúng.
Hoa hồng
Hoa hồng được mệnh danh là “bà chúa” của các loài hoa. Nó có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình, có công dụng chữa trị các chứng bệnh:
Hoa hồng

- Chữa ho ra máu, tiểu tiện, lỵ ra máu: lấy 10 bông hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và vài muỗng đường, lấy nước chia uống hết 3 lần/ngày. Dùng như vậy liên tục trong ba ngày sẽ khỏi.
- Chữa ho ở trẻ em: dùng cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn, cho trẻ uống từng ít một (uống đều trong ngày) sẽ khỏi.
- Chữa miệng lưỡi lở loét: dùng vài bông hoa hồng giã nhỏ trộn với mật ong và ngậm.
- Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn dùng để chữa bệnh đau mắt, đau dạ dày. Hơn nữa, gần đây, các nhà khoa học tìm ra được một dược chất trong tinh dầu hoa hồng có tác dụng ngăn cơn hen phế quản.
Hoa cúc
Hoa cúc

Với hương thơm dịu nhẹ, cúc là một loài hoa không thể thiếu trong bình hoa ngày Tết. Cúc đồng thời còn là “bạn” với những ai mắc chứng huyết áp, đau đầu, mờ mắt.
- Hoa cúc hãm với nước chè uống thường xuyên giúp người ta tăng tuổi thọ, lâu bạc râu tóc.
- Trong những ngày Tết, trẻ em ăn uống không tiêu, đầy bụng, hoặc sốt cao có thể dùng hoa cúc hãm với nước sôi uống sẽ mau hết bệnh.
Hoa đại (hoa sứ)
Hoa đại

- Nếu chẳng may bị bong gân, trượt chân, chấn thương, xung huyết, bạn hãy hái một nắm lá hoa đại giã nhỏ đắp vào chỗ đau, sẽ rất dễ chịu và khỏi dần.
- Hoa đại còn là “người bạn” gần gũi với những ai bị cao huyết áp. Người bệnh có thể hãm hoa đại với nước đun sôi uống hàng ngày thay nước chè để đề phòng và chữa trị cao huyết áp.
Hoa đào
Ngoài việc là một trong những thứ tượng trưng cho không khí Tết, hoa đào còn là vị thuốc lợi tiểu rất công hiệu.
Hoa khế
Hoa khế

- Loài hoa màu tím nhỏ xíu này có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lỵ. Nếu bạn bị những chứng bệnh như vậy, hãy thử lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống.
- Ngoài ra dân gian còn dùng hoa khế để chữa bệnh cao huyết áp.
Cách dùng: Lấy 100g hoa khế (loại khế chua), một quả tim lợn 100-200g bổ đôi, cho hoa khế vào đầy quả tim rồi buộc lại bằng lạt tre. Lấy thêm hoa khế phủ kín ngoài quả tim, đem đun cách thuỷ cho tới khi quả tim chín. Ăn tất cả tim, hoa khế một lần vào lúc đói. Sau ba ngày ăn lại một quả như trên. Sáu tháng lại ăn tiếp một đợt hai quả như đợt một, cho đến khi huyết áp xuống bình thường và ổn định mới thôi.
Hoa atisô
Hoa Atisô

Thành phần hoá học của hoa atisô gồm prôtein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các Vitamin A, B1, B2 và Vitamin C.
Hoa atisô giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.
Theo Khoa học Phổ thông
theo suckhoe365.net

NHỚ CÁC BẠN !

Các anh ch,các bn và các em yêu mến ! Thi gian va qua ,vì lý do sc khe ,giomuataynguyen không đến thăm cũng như không tr li comment ca mi người được,momg mi người thông cm.giomuataynguyen rt cm ơn mi người đã luôn quan tâm và chia s . Chúc tt c các bn thân yêu ca tôi tht nhiu nim vui trong cuc sng Cm ơn các bn!!!
 Năm tháng qua c đầy lên tình bn
Tình cm chân thành các bn đã cho tôi
 Luôn s chia nhng lúc bun vui
 Dù xa chưa bao gi gp mt
Nhưng sao chan hòa tình bn thân thương
Du cho cuc đời còn nhiu giông t

THU SANG !

Thu đã về rồi nhỉ

Lá vàng nhẹ nhẹ rơi

Đàn sếu bay từng không

Làn gió thu rượi mát

Vơi dần những cơn mưa

Nhìn những mùa thu đi

Lòng thấy xao xuyến nhớ

Mùa thu xưa năm nào

Bỗng lá rụng ngoài hiên

Bóng ai về trong gió

Hương mùa thu ngọt ngào

NHỚ NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

 Ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ,tri ân những người con đã hy sinh xương máu giành độc lập dân tộc,thống nhất đất nước.
Kể ttừ ngày thương binh liệt sĩ lần đầu ấy đến nay đã là 65 năm,nhân dân ta luôn ghi nhớ,khắc sâu lòng biết ơn về sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ,các anh thương binh và các gia đình liệt sĩ ,những gia đình có công với nước.
Ngày 27/7 hàng năm là dip ôn lại và nhắc nhở mọi người trong chúng ta phải thấm nhuần và phát huy đạo lý" uống nước nhớ nguồn"

Để có cuộc sống như ngày hôm nay ,chúng ta phải biết ơn và ghi nhớ những đóng góp,sự cống hiến,hy sinh mất mát của các anh hùng,thương binh,liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đầy gian khổ.
Ngày thương binh liệt sĩ có ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc việt nam.

  Dù ai đang sống ở đâu
  27 tháng 7 ta luôn nhớ về
   Một ngày kỷ niệm oai hùng
   Khắc lòng tạc dạ con người viềt nam..!!!

THỨC ĂN GIẢI ĐỘC CHO MÙA HÈ

Trái bầu Tất cả các loại rau khác nhau trong gia đình họ nhà bầu đều rất tuyệt vời cho mùa hè bởi vì chúng có hàm lượng nước cao. Loại quả này cũng tốt cho sức khỏe tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn có được coi là "chiến sĩ" chống virus và chống sốt rét, trợ giúp tiêu hóa.

Củ cải đường Củ cải đường có đầy đủ vitamin B3, B6, C và beta-carotene. Đây cũng là một nguồn phong phú sắt, kẽm, magiê và canxi giúp hỗ trợ việc phá vỡ và loại bỏ độc tố và cũng có thể cải thiện túi mật và tăng cường sức khỏe gan. Củ cải đường cũng là một nguồn chất xơ dồi dào, rất cần thiết cho mùa  Nước dừa Nước dừa là một nguồn gốc tự nhiên tốt nhất của chất điện giải. Nước dừa còn có các khoáng chất như sắt, canxi, mangan tốt cho tóc và da của bạn. Vì vậy, đừng quên uống nước dừa trong mùa hè này.
Hành tây Hành có tác dụng làm mát nên nó có thể đánh bại cái nóng mùa hè. Trong hành cũng có qurcetin, một chất chống oxy hóa giúp  thiệt hại do các gốc tự do gây ra, nếu tiêu thụ sẽ giúp chị em trẻ lâu và khỏe mạnh nhờ công dụng đào thải chất độc khỏi cơ thể của hành tây. Dưa hấu Dưa hấu có hàm lượng nước 90% và có hàm lượng đường tự nhiên, nên rất hoàn hảo cho mùa hè. Vì vậy, nên ăn dưa hấu để ngăn ngừa sự mất nước và khôi phục lại lượng đường cần thiết cho cơ thể trong mùa hè.






Chanh Loại quả giàu vitamin C kích thích việc phóng thích các enzyme trong cơ thể và giúp đào thải các chất độc. Uống nước chanh đầu tiên vào buổi sáng sẽ giúp cân bằng độ axit của thực phẩm mà chúng ta đã ăn và sản sinh ra tính kiềm.
 
.Xoài Xoài thường bị hiểu lầm là không nên ăn nhiều trong mùa hè, vì nó bị cho là làm cho cơ thể bị nóng. Nhưng thực tế, xoài lại là loại thực phẩm không có chất béo, nhiều đường và nhiều chất xơ tự nhiên. Điều này có nghĩa là xoài sẽ giữ cho bạn no lâu hơn. Lượng vitamin A trong xoài rất tốt cho làn da sáng và mái tóc sáng bóng, đặc biệt là trong mùa hè. Vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ ngăn chặn sớm các bệnh lão hóa và thoái hóa. Vitamin C trong xoài giúp ngăn ngừa đột quỵ do ánh nắng mặt trời.
Mưa... Nhng khi mưa ,mang li cho người ta tht nhiu cm xúc. nhng ký c bun ,vui li len li đi vào tâm trí. My ngày nay tri mưa nhiu quá,nhng cơn mưa hè c ào ào kéo đến ,đen kt bu tri . Mưa gi li cho người ta c nim vui và ni bun,nhưng nim vui thì ít .vi cơn mưa chiu nay. Nim vui y ch là trong hoài nim. Nh li ngày xưa,mi ln mưa thì rt thích ,vì được tm mưa và vui đùa cùng lũ bn . B m la mng mà vn thích. Mưa ca ngày y có khác bây gi không nh? Mưa ca tui thơ sao mà đáng yêu đến vy... T nhiên thy nh nhng ngày tháng không âu lo,nhng ngày còn ngi trên ging đường. nhng k nim li ùa v v cơn mưa tm tã. Nhng cơn mưa ca tri đất dù có dai dng bao lâu ri cũng tan Còn mưa ca nhân gian thì không thế,nó có th kéo dài miên vin,âm thm trong tim thc trn c mt kiếp người....